Khu đô thị đánh thức tiềm năng bất động sản làng nghề

05-08-2021

Làng nghề mỹ nghệ 800 năm tuổi

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng cách trung tâm Thủ đô hơn 10km về phía Tây Hà Nội, thuộc huyện Hoài Đức – nức tiếng với nghề điêu khắc tạc tượng, đồ thờ và sơn son thếp vàng có lịch sử hình thành trên 800 năm tuổi. Tại Sơn Đồng, người thợ làm nghề không học qua bất kỳ trường, lớp nào về mỹ thuật điêu khắc, mà đều do nghệ nhân lớp trước truyền dạy nghề cho lớp sau, trưởng thành nhờ sự khổ luyện, đam mê với nghề Tổ. Họ mong muốn bảo tồn nghề truyền thống của địa phương để “thổi hồn” vào các sản phẩm của mình, nâng cao hơn nữa giá trị văn hóa, thương hiệu làng nghề.

Với sự tài tình và khéo léo của nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng, những sản phẩm được tạo ra rất tinh xảo và đẹp mắt. Hiện nay, theo Hiệp hội làng nghề Sơn Đồng, sản phẩm của làng chiếm khoảng trên 50% trên toàn thị trường toàn quốc về tượng, đồ thờ phục vụ mảng đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân.

Nhiều sản phẩm đồ thờ cúng của làng đều có mặt trên thị trường nhiều tỉnh, thành. Các dấu ấn vật thể 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Sơn Đồng tham gia như Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột… Theo khảo sát, hiện cả xã có 2.500 hộ dân, thì có tới 65% số hộ theo nghề kinh doanh thủ công mỹ nghệ. Trong đó một nửa làm nghề điêu khắc gỗ. Cả xã hiện có 300 xưởng sản xuất với 5.000 lao động lành nghề, trong đó có nhiều nghệ nhân giỏi.

Bề dày truyền thống nhưng bài toán mở rộng thị trường, phát triển làng nghề gắn liền với phát triển đô thị cũng đặt ra cho các đơn vị quản lý. Thực tế cho thấy, tại làng nghề các cơ sở sản xuất hầu hết mới chỉ dừng ở mức nhỏ lẻ, tự phát, chưa được tổ chức một cách bài bản, quy mô và thiếu chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc quảng bá thương hiệu làng nghề cũng như hiệu quả kinh doanh.

Đánh thức làng nghề

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá. Mỗi làng nghề mang một bản sắc riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Trong đó, việc phát triển làng nghề cần gắn giá trị bản sắc văn hóa với phát triển đô thị, phối hợp thống nhất một cách quy hoạch, bài bản.

Theo các chuyên gia, phát triển du lịch làng nghề là hướng đi triển vọng. Trên thế giới không ít các quốc gia thành công với định hướng này. Ý tưởng mỗi làng nghề một sản phẩm được khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Oita (Nhật Bản) từ năm 1979. Sau đó Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… đều làm theo.

Tại Nhật Bản, việc chú trọng phát triển du lịch làng nghề là một biện pháp đem lại hiệu quả và tiếng vang cho các làng nghề thủ công. Hướng đi này không chỉ giới thiệu văn hóa Nhật Bản với bên ngoài, du lịch làng nghề còn khẳng định vai trò quan trọng của ngành nghề thủ công truyền thống trong đời sống kinh tế và xã hội của đất nước.

Tại Việt Nam, người dân làng nghề mới chỉ làm nghề đơn thuần, bởi vậy cần có một mô hình kết hợp kinh doanh thương mại, gắn với phát triển đô thị, triển lãm văn hóa.

Từ bối cảnh này, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm cơ hội tại các làng nghề. Trong đó, đơn vị phát triển bất động sản MBLand Invest phát triển dự án Sơn Đồng Center nhằm “đánh thức” tiềm năng của làng nghề 800 năm tuổi vùng ven Hà Nội.

Theo chủ đầu tư, Sơn Đồng Center với quy mô gần 3ha bao gồm 150 lô shophouse. Trong đó, các không gian trưng bày, triển lãm sang trọng sẽ góp phần đưa sản phẩm của làng nghề đến với đông đảo khách hàng, nâng tầm thương hiệu đồ mỹ nghệ Sơn Đồng. Dự án cũng được chủ đầu tư kỳ vọng sẽ là tâm điểm giao thương sầm uất, phát triển kinh tế khu vực ven Hà Nội.

Sơn Quỳnh:

Translate »